Bộ tộc Dani ở thung lũng Baliem, trên hòn đảo West Papua New Guinea thuộc Indonesia là một trong những bộ tộc hoang dã nhất hành tinh.
Bộ tộc này được người Hà Lan phát hiện ra từ năm 1938. Tuy nhiên, dù thế giới phát triển không ngừng nghỉ, bộ tộc này vẫn sống theo kiểu hồng hoang, giữ gìn nguyên vẹn bản sắc dân tộc mình. Họ vẫn ở trong những ngôi nhà tranh, trần truồng và săn bắn kiếm sống.
Trong những túp lều tròn hoặc chỉ có đàn ông sống hoặc chỉ có phụ nữ với đàn con của họ ở - các cặp đàn ông đàn bà không sống chung dưới một mái nhà. Những túp lều này được gọi là "honai"
Khoảng giữa những năm 1960 , đạo diễn Robert Gardner quay bộ phim tài liệu Dead Birds về cuộc sống của bộ tộc này tại West Papua
Theo Bộ Văn hóa Indonesia, đàn ông bộ tộc Dani có thể lấy nhiều vợ với điều kiện phải có khả năng nuôi được các bà vợ ấy - nghĩa là phải lo cho mỗi bà vợ một túp lều và một mảnh ruộng để gieo trồng và cày cấy. Ngoài ra, lễ vật xin cưới phải có 4-5 con lợn
Với các nhà khoa học, tiếng của người Dani cũng rất thú vị. Họ chỉ có hai từ để chỉ màu sắc, đó là từ mili dành cho các loại màu lạnh và tối như xanh lá cây, xanh lam hay đen và từ mola dành cho các màu sáng và ấm như đỏ, trắng...
Một điều đặc biệt nữa trong văn hóa của người Dani, đó là phụ nữ sau khi sinh nở không được quan hệ tình dục 2-5 năm - Bộ Văn hóa Indonesia cho biết. Tục lệ này được hình thành có lẽ là để người phụ nữ trong thời gian đó có thể toàn tâm toàn ý chăm sóc đứa con
Một ngôi làng của người Dani với những túp lều tròn được gọi là "honai" điển hình
Phụ nữ Dani đan những chiếc túi Noken từ sợi khô được làm từ vỏ cây. Những chiếc túi này có dây đeo, có thể quấn quanh trán và đầu hoặc đeo trên vai. Túi Noken khá bền và chắc nên phụ nữ ở đây dùng để đựng những thứ nặng - họ có thể chở củi và thức ăn, thi thoảng họ cũng dùng chúng gùi em bé. Dani là một bộ tộc khá lớn, theo đánh giá có khoảng 250.000 người sống tại vùng đất này. Người phụ nữ trong ảnh sống ở vùng đông người Dani nhất - Wamena - nằm trên độ cao 1.600m giữa vùng núi Zyklopenberge
Đàn ông Dani thường đeo những ống "Koketa" để che "của quý". Những chiếc ống thường được buộc vào một sợi dây quấn quanh hông
Ngày xưa người Dani rất hiếu chiến, khác hẳn với ngày nay. Nhưng hiện vẫn còn một số người giữ gìn truyền thống này. Những phụ nữ trong số đó thường chặt ngón tay mình khi có người thân bị chết. Nhiều phụ nữ hầu như không còn ngón tay nào nguyên vẹn cho thấy họ đã phải chịu rất nhiều mất mát
Xác ướp này có tuổi khoảng 370 năm, theo như người ta nói thì đây là xác ướp của thủ lĩnh Wimintok Mabel
Mặc dù sống rất biệt lập, xã hội của người Dani cũng có những thay đổi nhất định. Ngoài Koketa và Noken, người Dani ngày nay cũng mặc cả quần áo thể thao
Bộ tộc này được người Hà Lan phát hiện ra từ năm 1938. Tuy nhiên, dù thế giới phát triển không ngừng nghỉ, bộ tộc này vẫn sống theo kiểu hồng hoang, giữ gìn nguyên vẹn bản sắc dân tộc mình. Họ vẫn ở trong những ngôi nhà tranh, trần truồng và săn bắn kiếm sống.
Trong những túp lều tròn hoặc chỉ có đàn ông sống hoặc chỉ có phụ nữ với đàn con của họ ở - các cặp đàn ông đàn bà không sống chung dưới một mái nhà. Những túp lều này được gọi là "honai"
Khoảng giữa những năm 1960 , đạo diễn Robert Gardner quay bộ phim tài liệu Dead Birds về cuộc sống của bộ tộc này tại West Papua
Theo Bộ Văn hóa Indonesia, đàn ông bộ tộc Dani có thể lấy nhiều vợ với điều kiện phải có khả năng nuôi được các bà vợ ấy - nghĩa là phải lo cho mỗi bà vợ một túp lều và một mảnh ruộng để gieo trồng và cày cấy. Ngoài ra, lễ vật xin cưới phải có 4-5 con lợn
Với các nhà khoa học, tiếng của người Dani cũng rất thú vị. Họ chỉ có hai từ để chỉ màu sắc, đó là từ mili dành cho các loại màu lạnh và tối như xanh lá cây, xanh lam hay đen và từ mola dành cho các màu sáng và ấm như đỏ, trắng...
Một điều đặc biệt nữa trong văn hóa của người Dani, đó là phụ nữ sau khi sinh nở không được quan hệ tình dục 2-5 năm - Bộ Văn hóa Indonesia cho biết. Tục lệ này được hình thành có lẽ là để người phụ nữ trong thời gian đó có thể toàn tâm toàn ý chăm sóc đứa con
Một ngôi làng của người Dani với những túp lều tròn được gọi là "honai" điển hình
Phụ nữ Dani đan những chiếc túi Noken từ sợi khô được làm từ vỏ cây. Những chiếc túi này có dây đeo, có thể quấn quanh trán và đầu hoặc đeo trên vai. Túi Noken khá bền và chắc nên phụ nữ ở đây dùng để đựng những thứ nặng - họ có thể chở củi và thức ăn, thi thoảng họ cũng dùng chúng gùi em bé. Dani là một bộ tộc khá lớn, theo đánh giá có khoảng 250.000 người sống tại vùng đất này. Người phụ nữ trong ảnh sống ở vùng đông người Dani nhất - Wamena - nằm trên độ cao 1.600m giữa vùng núi Zyklopenberge
Đàn ông Dani thường đeo những ống "Koketa" để che "của quý". Những chiếc ống thường được buộc vào một sợi dây quấn quanh hông
Ngày xưa người Dani rất hiếu chiến, khác hẳn với ngày nay. Nhưng hiện vẫn còn một số người giữ gìn truyền thống này. Những phụ nữ trong số đó thường chặt ngón tay mình khi có người thân bị chết. Nhiều phụ nữ hầu như không còn ngón tay nào nguyên vẹn cho thấy họ đã phải chịu rất nhiều mất mát
Xác ướp này có tuổi khoảng 370 năm, theo như người ta nói thì đây là xác ướp của thủ lĩnh Wimintok Mabel
Mặc dù sống rất biệt lập, xã hội của người Dani cũng có những thay đổi nhất định. Ngoài Koketa và Noken, người Dani ngày nay cũng mặc cả quần áo thể thao
NAM HẢI (Theo Stern)
Link tham khảo:
http://www.papuatrekking.com/dani_lani_tribe_baliem_valley.html
Be First to Post Comment !
Post a Comment