Từ Công Phụng (sinh ngày 27 tháng 7 năm 1942) là một nhạc sĩ người Chăm Việt Nam nổi tiếng. Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu cho Tân nhạc Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 cùng với Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương…; là tác giả của các ca khúc trữ tình được nhiều người biết đến như Bây Giờ Tháng Mấy, Mắt lệ cho người, Giọt Lệ Cho Ngàn Sau, Trên ngọn tình sầu, Mùa xuân trên đỉnh bình yên,…
Ông tham gia sáng tác nhạc từ năm 1960.
Ông rời Việt Nam từ tháng 10 năm 1980 và hiện đang định cư tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ. Năm 1998, ông có trở về thăm quê hương Ninh Thuận nhưng không tham gia hoạt động âm nhạc. Tháng 5 năm 2008, ông có trở về Việt Nam và biểu diễn trong chương trình “45 năm tình ca Từ Công Phụng” tại một phòng trà có tiếng ở Sài Gòn.
TỪ CÔNG PHỤNG TRỞ LẠI
Cách đây gần năm năm, vào mùa hè năm 2008, lần đầu tiên nhạc sĩ Từ Công Phụng về hát trên quê hương sau 28 năm xa cách. Đêm đó, trong một phòng trà ở Phú Nhuận, giữa lúc ngoài trời mưa nhỏ hạt, những người yêu nhạc Từ Công Phụng bỗng thấy lòng mình chùng xuống khi nghe người nhạc sĩ tóc đã pha sương hát Mắt lệ cho người: “Mưa soi dấu chân em qua cầu. Theo những cánh rong trôi mang niềm đau…”
50 năm, bao nhiêu cánh rong đã theo nước chảy dưới cầu. Như Từ Công Phụng từng viết, thời gian là “dòng sông trôi đi vô tình mang tất cả…”. Nhưng âm nhạc sinh ra là để lưu giữ những phút giây hạnh ngộ và làm hồi sinh những cuộc tình đã chết. Những tình nhân năm xưa và người nhạc sĩ của họ nay đã chớm tuổi già. Nhưng mối tình trong bài hát Từ Công Phụng thì vẫn trẻ. Trẻ và hẹn ngày trở lại.
Lần đó, chính Từ Công Phụng đã hẹn là sẽ còn quay về với khán giả yêu quý của mình, trong đó có những lứa đôi tình nhân mới đang tìm đến trú ngụ trong âm nhạc của ông. Và hôm nay, sau cơn bạo bệnh mà ông đã vượt qua bằng chính tình yêu cuộc sống và tình yêu âm nhạc, Từ Công Phụng đã không lỗi hẹn với tất cả chúng ta.
Từ Công Phụng là một tài năng đặc biệt của âm nhạc Việt Nam. Là người tự học để sáng tác nhạc, ông nổi tiếng ngay từ ca khúc đầu tay, viết năm 1960 khi ông vừa 18 tuổi: Bây giờ tháng mấy. Từ Phan Rang, Từ Công Phụng vào Sài Gòn, trở thành sinh viên Luật khoa, và trong lần trình diễn ra mắt ở khuôn viên Trường Đại học Văn khoa trên đường Gia Long, nơi ngày nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp, Từ Công Phụng đã được khán giả trẻ đón nhận nồng nhiệt. Năm 1970, NXB Tổ hợp Gió đã ấn hành hai tuyển tập ca khúc của ông: Trên ngọn tình sầu và Tình khúc Từ Công Phụng. Sự nghiệp của ông có gần 150 ca khúc, trong đó hai phần ba sáng tác ở Việt Nam vào những năm 60 và 70 thế kỷ trước, phần còn lại sáng tác ở hải ngoại, nhưng ông chỉ mới xin phép phổ biến chính thức 20 bài trong số đó. Sau nhiều chuyến lưu diễn ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức và gần đây là Australia, đêm nay Từ Công Phụng cùng hai danh ca Ý Lan, Tuấn Ngọc tái ngộ và trao tặng khán giả 18 ca khúc của ông.
Nối tiếp con đường của tân nhạc Việt Nam khởi phát từ trước năm 1945, trong một bối cảnh bất an của thời chiến, Từ Công Phụng đã chọn vẻ đẹp cổ điển để biểu hiện tình yêu. Mỗi người chỉ có một thời để yêu và một thời để hát. Nhưng khi đi hết cõi yêu của mình trong thế giới âm thanh Từ Công Phụng, người ta có thể đạt tới cảm xúc về vĩnh cửu. Bởi tình yêu là cảnh sắc của một thời mà cũng là của muôn thuở.
Cũng như trong ca khúc của các nhạc sĩ đương thời, nhiều lần hình và tiếng của mùa thu, của giọt mưa và nước mắt trở về trong tình khúc Từ Công Phụng. Nhưng với ông, đó là một mùa thu khác: “mùa thu đã trở mình trên gót nhỏ, dìu em đến người bằng vòng tay nâng niu hạnh phúc…”. Cơn mưa trong âm nhạc của ông như rơi xuống từ một cõi nào xa xôi lắm: “mưa như cơn lạc loài rơi xuống tình muộn màng…”. Và cùng với mưa là những giọt lệ: “lệ này em sẽ khóc ngàn sau”.
Ca từ của ông ít mang dấu vết cụ thể của thời hiện đại, đến độ có khi ta thấy như đó là ánh hồi quang từ một tình yêu thấp thoáng ở một chân trời viễn mộng. Nhưng đó vừa là giấc mơ mà cũng vừa là những hình ảnh có thật, vì đó chính là hình ảnh cuộc tình của mỗi người chúng ta phản chiếu trong ca khúc của ông. Thành ra tình yêu trong âm nhạc Từ Công Phụng là một cái gì phi thời tính. Khi người tình nhân hỏi bâng quơ “bây giờ tháng mấy rồi hỡi em, anh đi tìm màu hoa em cài”, thì đó là màu hoa vĩnh cửu, có thể đi tìm trong vô tận, đâu có nề chi những tháng ngày!
Khác với Trịnh Công Sơn và gần với Cung Tiến, nhạc Từ Công Phụng thường dùng gamme majeure. Dù viết nhiều về những mối tình muộn phiền và dang dở, nhạc Từ Công Phụng ít dằn vặt mà nhiều bâng khuâng và thanh thoát. Sau những hoang mang (Đường về ngày mai xa lắm, tương lai chưa vừa tầm hái tay này…), rồi có lúc nhạc Từ Công Phụng an ủi và khích lệ chúng ta (Rồi mai có một lần tôi đưa em, đưa em về miền nắng ấm, những con chim thôi ngủ sau mùa đông lạnh căm…). Có thể nói Từ Công Phụng là người thu nhặt những mảnh vỡ của tình yêu để tái tạo chính nó, hơn thế, để vinh danh và làm sáng danh cho tình yêu.
Đêm nay, nghe lại Từ Công Phụng, ta như thấy tuổi trẻ mình lên tiếng. Và thật ra thì đâu phải Từ Công Phụng trở lại. Nhạc tình của ông vẫn ở đây, như đã từ lâu lắm, trên những cánh sao trời, trong những áng mây, trên những lối rêu xưa mờ dấu chân người.
Trong ngậm ngùi kỷ niệm.
Ông tham gia sáng tác nhạc từ năm 1960.
Ông rời Việt Nam từ tháng 10 năm 1980 và hiện đang định cư tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ. Năm 1998, ông có trở về thăm quê hương Ninh Thuận nhưng không tham gia hoạt động âm nhạc. Tháng 5 năm 2008, ông có trở về Việt Nam và biểu diễn trong chương trình “45 năm tình ca Từ Công Phụng” tại một phòng trà có tiếng ở Sài Gòn.
(Wikipedia)
TỪ CÔNG PHỤNG TRỞ LẠI
Cách đây gần năm năm, vào mùa hè năm 2008, lần đầu tiên nhạc sĩ Từ Công Phụng về hát trên quê hương sau 28 năm xa cách. Đêm đó, trong một phòng trà ở Phú Nhuận, giữa lúc ngoài trời mưa nhỏ hạt, những người yêu nhạc Từ Công Phụng bỗng thấy lòng mình chùng xuống khi nghe người nhạc sĩ tóc đã pha sương hát Mắt lệ cho người: “Mưa soi dấu chân em qua cầu. Theo những cánh rong trôi mang niềm đau…”
50 năm, bao nhiêu cánh rong đã theo nước chảy dưới cầu. Như Từ Công Phụng từng viết, thời gian là “dòng sông trôi đi vô tình mang tất cả…”. Nhưng âm nhạc sinh ra là để lưu giữ những phút giây hạnh ngộ và làm hồi sinh những cuộc tình đã chết. Những tình nhân năm xưa và người nhạc sĩ của họ nay đã chớm tuổi già. Nhưng mối tình trong bài hát Từ Công Phụng thì vẫn trẻ. Trẻ và hẹn ngày trở lại.
Lần đó, chính Từ Công Phụng đã hẹn là sẽ còn quay về với khán giả yêu quý của mình, trong đó có những lứa đôi tình nhân mới đang tìm đến trú ngụ trong âm nhạc của ông. Và hôm nay, sau cơn bạo bệnh mà ông đã vượt qua bằng chính tình yêu cuộc sống và tình yêu âm nhạc, Từ Công Phụng đã không lỗi hẹn với tất cả chúng ta.
Từ Công Phụng là một tài năng đặc biệt của âm nhạc Việt Nam. Là người tự học để sáng tác nhạc, ông nổi tiếng ngay từ ca khúc đầu tay, viết năm 1960 khi ông vừa 18 tuổi: Bây giờ tháng mấy. Từ Phan Rang, Từ Công Phụng vào Sài Gòn, trở thành sinh viên Luật khoa, và trong lần trình diễn ra mắt ở khuôn viên Trường Đại học Văn khoa trên đường Gia Long, nơi ngày nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp, Từ Công Phụng đã được khán giả trẻ đón nhận nồng nhiệt. Năm 1970, NXB Tổ hợp Gió đã ấn hành hai tuyển tập ca khúc của ông: Trên ngọn tình sầu và Tình khúc Từ Công Phụng. Sự nghiệp của ông có gần 150 ca khúc, trong đó hai phần ba sáng tác ở Việt Nam vào những năm 60 và 70 thế kỷ trước, phần còn lại sáng tác ở hải ngoại, nhưng ông chỉ mới xin phép phổ biến chính thức 20 bài trong số đó. Sau nhiều chuyến lưu diễn ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức và gần đây là Australia, đêm nay Từ Công Phụng cùng hai danh ca Ý Lan, Tuấn Ngọc tái ngộ và trao tặng khán giả 18 ca khúc của ông.
Nối tiếp con đường của tân nhạc Việt Nam khởi phát từ trước năm 1945, trong một bối cảnh bất an của thời chiến, Từ Công Phụng đã chọn vẻ đẹp cổ điển để biểu hiện tình yêu. Mỗi người chỉ có một thời để yêu và một thời để hát. Nhưng khi đi hết cõi yêu của mình trong thế giới âm thanh Từ Công Phụng, người ta có thể đạt tới cảm xúc về vĩnh cửu. Bởi tình yêu là cảnh sắc của một thời mà cũng là của muôn thuở.
Cũng như trong ca khúc của các nhạc sĩ đương thời, nhiều lần hình và tiếng của mùa thu, của giọt mưa và nước mắt trở về trong tình khúc Từ Công Phụng. Nhưng với ông, đó là một mùa thu khác: “mùa thu đã trở mình trên gót nhỏ, dìu em đến người bằng vòng tay nâng niu hạnh phúc…”. Cơn mưa trong âm nhạc của ông như rơi xuống từ một cõi nào xa xôi lắm: “mưa như cơn lạc loài rơi xuống tình muộn màng…”. Và cùng với mưa là những giọt lệ: “lệ này em sẽ khóc ngàn sau”.
Ca từ của ông ít mang dấu vết cụ thể của thời hiện đại, đến độ có khi ta thấy như đó là ánh hồi quang từ một tình yêu thấp thoáng ở một chân trời viễn mộng. Nhưng đó vừa là giấc mơ mà cũng vừa là những hình ảnh có thật, vì đó chính là hình ảnh cuộc tình của mỗi người chúng ta phản chiếu trong ca khúc của ông. Thành ra tình yêu trong âm nhạc Từ Công Phụng là một cái gì phi thời tính. Khi người tình nhân hỏi bâng quơ “bây giờ tháng mấy rồi hỡi em, anh đi tìm màu hoa em cài”, thì đó là màu hoa vĩnh cửu, có thể đi tìm trong vô tận, đâu có nề chi những tháng ngày!
Khác với Trịnh Công Sơn và gần với Cung Tiến, nhạc Từ Công Phụng thường dùng gamme majeure. Dù viết nhiều về những mối tình muộn phiền và dang dở, nhạc Từ Công Phụng ít dằn vặt mà nhiều bâng khuâng và thanh thoát. Sau những hoang mang (Đường về ngày mai xa lắm, tương lai chưa vừa tầm hái tay này…), rồi có lúc nhạc Từ Công Phụng an ủi và khích lệ chúng ta (Rồi mai có một lần tôi đưa em, đưa em về miền nắng ấm, những con chim thôi ngủ sau mùa đông lạnh căm…). Có thể nói Từ Công Phụng là người thu nhặt những mảnh vỡ của tình yêu để tái tạo chính nó, hơn thế, để vinh danh và làm sáng danh cho tình yêu.
Đêm nay, nghe lại Từ Công Phụng, ta như thấy tuổi trẻ mình lên tiếng. Và thật ra thì đâu phải Từ Công Phụng trở lại. Nhạc tình của ông vẫn ở đây, như đã từ lâu lắm, trên những cánh sao trời, trong những áng mây, trên những lối rêu xưa mờ dấu chân người.
Trong ngậm ngùi kỷ niệm.
Huỳnh Như Phương
19/01/2013
Be First to Post Comment !
Post a Comment