Người ta nói: Thêm đường hết đắng.
“Cà Phê tự tình” dành cho các đôi nam nữ chuyện trò tâm sự. Ly Cà Phê ấy, nếu là Cà Phê đen thì phải pha vào tách kiểu ưa nhìn một chút. Người pha phải dùng một loại chong chóng quậy mạnh để tạo bọt, trang trí chút kem, hay bọt của Cà Phê Master hình chiếc lá hoặc trái tim. “Cà Phê tự tình” thường bắt đầu từ khoảng 8 giờ tối đến tận đêm khuya.“Cà Phê tự sự” là uống một mình, suy tưởng, hoài niệm. Người uống biệt riêng những phút giây tự đối diện với cuộc sống nội tâm của mình…
Đa dạng là văn hóa Việt. Nhưng ngày nay nó đã bị mai một, biến dạng vì mất đi cái gốc rễ cội nguồn. Nhưng rất may là “văn hóa Cà Phê Việt” vẫn là điều đáng để người đời trân trọng. Dường như có một sức mạnh thần bí nào đó đã làm cho bất kỳ ai khi đang ngồi trước ly Cà Phê đều trở nên nhã nhặn, hiền lành, dễ mến. Người ta thường quên mất tuổi tác, địa vị, cũng như giai cấp của mình khi trước mặt là một ly Cà Phê bốc khói đang tỏa mùi hương quyến rũ. Đó thực sự là triết lý, và là sức hút hữu hình của Cà Phê.
Không giống như phong cách Cà Phê Starbuck của Mỹ, hay phong cách Milan của Ý. Hoặc kỳ lạ là đổ đường, Cà Phê vào đun chung như phong cách Thổ Nhĩ Kỳ. Cà Phê Việt hầu hết được pha theo phong cách Pháp, tức là dùng phin. Thích thú và hồi hộp chờ từng giọt Cà Phê rơi tí tách, là sở thích đặc biệt của dân “ghiền” Cà Phê. Muốn cho Cà Phê giữ được độ hấp dẫn, người ta thường ngâm chiếc ly của mình trong một cái chén (bát) nước nóng…
Khi những giọt đắng cuối cùng trên phin ngưng chảy, cũng là lúc chúng ta sắp sửa có quyền thưởng thức ly Cà Phê tuyệt vời. Một chút đường trắng, chiếc muỗng nhỏ xíu như đồ chơi trẻ em trên tay, ta khuấy nhẹ, thật nhẹ thôi, thả lỏng toàn thân cho tâm hồn thư thái. Và khi nâng ly Cà Phê lên môi, một mùi thơm ngất ngây pha chút ngai ngái, ngầy ngậy lan tỏa trong khoang mũi, cộng với vị đắng dịu dàng trên môi, ta cảm nhận hương vị Cà Phê đang tan ra trong miệng, thấm sâu vào tận trái tim khối óc. Lâu lâu nhấp một ngụm nhỏ để lặp lại cảm giác tuyệt diệu này, đó quả là những phút giây hạnh phúc…
Công năng kỳ diệu đến thần bí của Cà Phê có lẽ là nhờ nó đã làm cho con người thư thái. Chính vì vậy trước ly Cà Phê, một gã giang hồ cộm cán cũng trở nên hiền lành. Người đang nóng giận cũng trở nên mềm mại. Người đang buồn chán cũng trở nên yêu đời. Và người mệt mỏi bỗng thấy tràn đầy sinh lực. Chính điều đó đã giúp cho văn hóa Cà Phê Việt đứng vững trước những băng hoại của lối sống gấp gáp, hối hả, vội vàng…
Ở Việt Nam, nói đến Cà Phê thì phải nghĩ ngay đến Sài Gòn và các tỉnh từ Nam Trung Bộ trở vào. Văn hóa Cà Phê đã gắn liền với đời sống đa dạng của người Miền Nam, giống như Trà (Chè) của Miền Băc vậy. Sài Gòn có hàng ngàn quán Cà Phê khác nhau. Người ta có thể mua được Cà Phê bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào không quá phạm vi bán kính vài trăm mét.Sở thích buổi sáng của người dân Sài Thành chính là “Cà Phê đường phố”, vừa uống Cà Phê vừa ngắm dòng người xe qua lại, có lúc nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe. Người ta cũng có thể biết được kết quả bóng đá cúp Champions league tối qua ra sao, nhà ông nọ mới bị trộm đột nhập, một diễn viên nổi tiếng dính Scandal tình ái, biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội, hay công an vừa bắt giữ Giáo Dân tại Vinh. Tất tật tin thời sự có thể biết được quanh ly Cà Phê buổi sáng.
Ở Sài Gòn còn có những quán Cà Phê “xịn” cả về phong cách cũng như chất lượng. Rất tiếc nó lại thường chỉ mở cửa về chiều và ban đêm. Có thể kể đến hệ thống tiệm Cà Phê Trung Nguyên, mà ở đó người ta uống Cà Phê theo số từ 1 đến 8; nhưng đã là dân ghiền thì dứt khoát chỉ uống số 6 mà thôi. Nổi bật là số 2A Nguyễn Huệ, Quận Nhất, và hàng chục địa điểm khác bố trí rải rác trong thành phố. Tìm chút phong cách nghệ sỹ, văn thơ, ta có thể đến “Cà Phê Du Miên” Hẻm Trịnh, Giọt Đắng, Mưa Chiều, Đợi, Lối Về vv.., hàng trăm cái tên đầy màu sắc. Nhưng có vẻ như những chốn ấy chỉ hợp với dân chơi và khách du lịch, phù hợp phong cách “tự tình”, “tự sự”…
Những người thích thoáng đãng thường chạy xe ra bờ sông Sài Gòn uống Cà Phê Bến Nghé, Thủ Thiêm. Vừa thưởng thức Cà Phê, hít thở khí trời, vừa cảm nhận cái mùi mặn nồng tanh tanh của sông nước, trải hồn theo những con sóng nhỏ nhấp nhô. Xa xa phía Quận 2; những con phà đêm đang cần mẫn đưa người qua sông đến với Quận Nhất và Quận 3; là trung tâm náo nhiệt nhất Sài Gòn.
Dù là ta đang ngồi ở quán Cà Phê tầng thứ 33 của Sài Gòn Central Quận Nhất, hay Cà Phê Chiều Tím Quận 5, hoặc trong một quán cóc rêu phong gần cầu Xóm Củi Quận 8, thì hàng đầu vẫn phải nhắc đến, đó là chất lượng một ly Cà Phê Việt. Ly Cà Phê Việt phải có phong cách Việt. Nếu phong cách “Tây” quá thì hẳn là nó chỉ phù hợp với người phương tây. Nhưng nói đến Cà Phê Việt thì nhất thiết phải nhắc đến Cà Phê đen, và không thể không nhắc đến Tây Nguyên là thủ phủ của Cà Phê Việt Nam.
Tuy một vài năm gần đây cũng xuất hiện nhiều các quán Cà Phê phong cách tại Ban Mê Thuột, Pleiku, Đà Lạt. Nhưng giới uống Cà Phê nhiều nhất và sành uống nhất vẫn là dân lao động và công chức Tây Nguyên có gốc gác di dân từ các tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi. Cái mà không đâu có được, chính là người uống Cà Phê ở Tây Nguyên có thể ngồi ngay cạnh vườn Cà Phê để uống. Nhất là vào mùa Cà Phê ra hoa, hoa Cà Phê nở rộ trắng ngần, tỏa hương thơm ngát, quyến rũ bao loài ong bướm lạ mắt từ đâu đổ về lấy nhụy làm mật, làm cho những nhành hoa cứ luôn lay động, như có hơi gió sớm thoảng qua. Những cảnh đẹp đẽ thơ mộng ấy nếu muốn thì có thể tìm thấy ngay tại ngoại ô các thành phố như Pleiku hay Ban Mê Thuột, chứ chẳng cần phải chạy xe đến tận các biệt khu trồng Cà Phê xa xôi…
Phải chăng văn hóa Cà Phê Việt tồn tại và phát triển là do tâm hồn người Việt? Điều đó rất đúng. Nhưng còn một yếu tố khác làm nên văn hóa Cà Phê, đó là nhờ triết lý Cà Phê và sức mạnh quyến rũ đầy nhân tính của hạt Cà Phê. Sự kỳ diệu đó là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. May mắn cho người dân Việt là họ được thiên nhiên ưu đãi cho những vùng đất đỏ Bazan thật là thích hợp với cây Cà Phê như Cao Nguyên Trung Phần. Trải qua bao nắng mưa dầu dãi, thấm đượm mồ hôi người trồng. Trải qua đau đớn trong lửa, nước, xay nghiền, không giống như Gạo sau xay giã thì trắng như ngà ngọc. Cà Phê tuy mang màu đen sẫm, nhưng trong lòng lại chan chứa bao thi vị cuộc đời...
Nhưng ngọt ngào đâu có phải Cà Phê?
Giọt đắng này, giọt của si mê.
Như giọt đời, giọt mưa, giọt nắng…
Thật lạ, con người thường đam mê những thứ đắng cay, không mấy ai nghiện ngập ngọt bùi. Có phải cuộc đời nhiều mặn nồng, nhiều thăng trầm cay đắng, cho nên con người tìm đến những thứ đắng cay để dung hòa cảm xúc? Còn hơn thế, Cà Phê có đủ vị đắng để giúp ta suy tưởng, có đủ độ nồng để tạo cảm giác bồng bềnh, có đủ độ chua để nghĩ về thất bại, có đủ độ mặn để nhớ về đất mẹ, và có đủ độ ngọt ngào để ta cảm thấy được yêu thương…
Cảm ơn các vị linh mục Tây phương đã đem cây Cà Phê từ cao nguyên Ethiopia xa xôi mãi tận Phi Châu vào đất Việt. Nghe nói ban đầu loại cây quý giá này chỉ được trồng tại vườn của các nhà thờ Phía bắc Việt Nam từ khoảng cuối những năm 1880. Sau này, tức là đến khoảng những năm 1920 cây Cà Phê mới được trồng đại trà ở Đak Lak và Gia Lai – Kon Tum. Giống như tại hàng trăm quốc gia uống Cà Phê trên thế giới, văn hóa Cà Phê đã hình thành ở Việt Nam như một điều tất yếu từ món quà tuyệt vời do tự nhiên ban tặng.
Hoàn cảnh sống đã tạo nên văn hóa Cà Phê Việt. “Cà Phê nhanh” dành cho những người bận rộn, được đựng trong các ly cốc sử dụng 1 lần, thường đi kèm với “nhạc đệm” là bánh mỳ Pa-tê, bánh mỳ ốp la, họ uống nó như một loại Food cung cấp dinh dưỡng và khoáng chất cho cơ thể thêm khỏe mạnh và năng động. Loại này thường là Cà Phê đá, hoặc Cà Phê sữa đá.“Cà Phê đường phố”, thường là Cà Phê đen, loại Cà Phê bình dân nhất và cũng có đông “đệ tử” nhất, chỉ đông vào buổi sáng, trước giờ làm. Cà Phê loại này thường được pha phin trong những chiếc ly thủy tinh bình dị, xinh xinh nho nhỏ. Bên cạnh không bao giờ thiếu một ấm trà nóng sẵn sàng…
Thật lạ, con người thường đam mê những thứ đắng cay, không mấy ai nghiện ngập ngọt bùi. Có phải cuộc đời nhiều mặn nồng, nhiều thăng trầm cay đắng, cho nên con người tìm đến những thứ đắng cay để dung hòa cảm xúc? Còn hơn thế, Cà Phê có đủ vị đắng để giúp ta suy tưởng, có đủ độ nồng để tạo cảm giác bồng bềnh, có đủ độ chua để nghĩ về thất bại, có đủ độ mặn để nhớ về đất mẹ, và có đủ độ ngọt ngào để ta cảm thấy được yêu thương…
Cảm ơn các vị linh mục Tây phương đã đem cây Cà Phê từ cao nguyên Ethiopia xa xôi mãi tận Phi Châu vào đất Việt. Nghe nói ban đầu loại cây quý giá này chỉ được trồng tại vườn của các nhà thờ Phía bắc Việt Nam từ khoảng cuối những năm 1880. Sau này, tức là đến khoảng những năm 1920 cây Cà Phê mới được trồng đại trà ở Đak Lak và Gia Lai – Kon Tum. Giống như tại hàng trăm quốc gia uống Cà Phê trên thế giới, văn hóa Cà Phê đã hình thành ở Việt Nam như một điều tất yếu từ món quà tuyệt vời do tự nhiên ban tặng.
Hoàn cảnh sống đã tạo nên văn hóa Cà Phê Việt. “Cà Phê nhanh” dành cho những người bận rộn, được đựng trong các ly cốc sử dụng 1 lần, thường đi kèm với “nhạc đệm” là bánh mỳ Pa-tê, bánh mỳ ốp la, họ uống nó như một loại Food cung cấp dinh dưỡng và khoáng chất cho cơ thể thêm khỏe mạnh và năng động. Loại này thường là Cà Phê đá, hoặc Cà Phê sữa đá.“Cà Phê đường phố”, thường là Cà Phê đen, loại Cà Phê bình dân nhất và cũng có đông “đệ tử” nhất, chỉ đông vào buổi sáng, trước giờ làm. Cà Phê loại này thường được pha phin trong những chiếc ly thủy tinh bình dị, xinh xinh nho nhỏ. Bên cạnh không bao giờ thiếu một ấm trà nóng sẵn sàng…
“Cà Phê tự tình” dành cho các đôi nam nữ chuyện trò tâm sự. Ly Cà Phê ấy, nếu là Cà Phê đen thì phải pha vào tách kiểu ưa nhìn một chút. Người pha phải dùng một loại chong chóng quậy mạnh để tạo bọt, trang trí chút kem, hay bọt của Cà Phê Master hình chiếc lá hoặc trái tim. “Cà Phê tự tình” thường bắt đầu từ khoảng 8 giờ tối đến tận đêm khuya.“Cà Phê tự sự” là uống một mình, suy tưởng, hoài niệm. Người uống biệt riêng những phút giây tự đối diện với cuộc sống nội tâm của mình…
Đa dạng là văn hóa Việt. Nhưng ngày nay nó đã bị mai một, biến dạng vì mất đi cái gốc rễ cội nguồn. Nhưng rất may là “văn hóa Cà Phê Việt” vẫn là điều đáng để người đời trân trọng. Dường như có một sức mạnh thần bí nào đó đã làm cho bất kỳ ai khi đang ngồi trước ly Cà Phê đều trở nên nhã nhặn, hiền lành, dễ mến. Người ta thường quên mất tuổi tác, địa vị, cũng như giai cấp của mình khi trước mặt là một ly Cà Phê bốc khói đang tỏa mùi hương quyến rũ. Đó thực sự là triết lý, và là sức hút hữu hình của Cà Phê.
Không giống như phong cách Cà Phê Starbuck của Mỹ, hay phong cách Milan của Ý. Hoặc kỳ lạ là đổ đường, Cà Phê vào đun chung như phong cách Thổ Nhĩ Kỳ. Cà Phê Việt hầu hết được pha theo phong cách Pháp, tức là dùng phin. Thích thú và hồi hộp chờ từng giọt Cà Phê rơi tí tách, là sở thích đặc biệt của dân “ghiền” Cà Phê. Muốn cho Cà Phê giữ được độ hấp dẫn, người ta thường ngâm chiếc ly của mình trong một cái chén (bát) nước nóng…
Khi những giọt đắng cuối cùng trên phin ngưng chảy, cũng là lúc chúng ta sắp sửa có quyền thưởng thức ly Cà Phê tuyệt vời. Một chút đường trắng, chiếc muỗng nhỏ xíu như đồ chơi trẻ em trên tay, ta khuấy nhẹ, thật nhẹ thôi, thả lỏng toàn thân cho tâm hồn thư thái. Và khi nâng ly Cà Phê lên môi, một mùi thơm ngất ngây pha chút ngai ngái, ngầy ngậy lan tỏa trong khoang mũi, cộng với vị đắng dịu dàng trên môi, ta cảm nhận hương vị Cà Phê đang tan ra trong miệng, thấm sâu vào tận trái tim khối óc. Lâu lâu nhấp một ngụm nhỏ để lặp lại cảm giác tuyệt diệu này, đó quả là những phút giây hạnh phúc…
Công năng kỳ diệu đến thần bí của Cà Phê có lẽ là nhờ nó đã làm cho con người thư thái. Chính vì vậy trước ly Cà Phê, một gã giang hồ cộm cán cũng trở nên hiền lành. Người đang nóng giận cũng trở nên mềm mại. Người đang buồn chán cũng trở nên yêu đời. Và người mệt mỏi bỗng thấy tràn đầy sinh lực. Chính điều đó đã giúp cho văn hóa Cà Phê Việt đứng vững trước những băng hoại của lối sống gấp gáp, hối hả, vội vàng…
Ở Việt Nam, nói đến Cà Phê thì phải nghĩ ngay đến Sài Gòn và các tỉnh từ Nam Trung Bộ trở vào. Văn hóa Cà Phê đã gắn liền với đời sống đa dạng của người Miền Nam, giống như Trà (Chè) của Miền Băc vậy. Sài Gòn có hàng ngàn quán Cà Phê khác nhau. Người ta có thể mua được Cà Phê bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào không quá phạm vi bán kính vài trăm mét.Sở thích buổi sáng của người dân Sài Thành chính là “Cà Phê đường phố”, vừa uống Cà Phê vừa ngắm dòng người xe qua lại, có lúc nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe. Người ta cũng có thể biết được kết quả bóng đá cúp Champions league tối qua ra sao, nhà ông nọ mới bị trộm đột nhập, một diễn viên nổi tiếng dính Scandal tình ái, biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội, hay công an vừa bắt giữ Giáo Dân tại Vinh. Tất tật tin thời sự có thể biết được quanh ly Cà Phê buổi sáng.
Ở Sài Gòn còn có những quán Cà Phê “xịn” cả về phong cách cũng như chất lượng. Rất tiếc nó lại thường chỉ mở cửa về chiều và ban đêm. Có thể kể đến hệ thống tiệm Cà Phê Trung Nguyên, mà ở đó người ta uống Cà Phê theo số từ 1 đến 8; nhưng đã là dân ghiền thì dứt khoát chỉ uống số 6 mà thôi. Nổi bật là số 2A Nguyễn Huệ, Quận Nhất, và hàng chục địa điểm khác bố trí rải rác trong thành phố. Tìm chút phong cách nghệ sỹ, văn thơ, ta có thể đến “Cà Phê Du Miên” Hẻm Trịnh, Giọt Đắng, Mưa Chiều, Đợi, Lối Về vv.., hàng trăm cái tên đầy màu sắc. Nhưng có vẻ như những chốn ấy chỉ hợp với dân chơi và khách du lịch, phù hợp phong cách “tự tình”, “tự sự”…
Những người thích thoáng đãng thường chạy xe ra bờ sông Sài Gòn uống Cà Phê Bến Nghé, Thủ Thiêm. Vừa thưởng thức Cà Phê, hít thở khí trời, vừa cảm nhận cái mùi mặn nồng tanh tanh của sông nước, trải hồn theo những con sóng nhỏ nhấp nhô. Xa xa phía Quận 2; những con phà đêm đang cần mẫn đưa người qua sông đến với Quận Nhất và Quận 3; là trung tâm náo nhiệt nhất Sài Gòn.
Dù là ta đang ngồi ở quán Cà Phê tầng thứ 33 của Sài Gòn Central Quận Nhất, hay Cà Phê Chiều Tím Quận 5, hoặc trong một quán cóc rêu phong gần cầu Xóm Củi Quận 8, thì hàng đầu vẫn phải nhắc đến, đó là chất lượng một ly Cà Phê Việt. Ly Cà Phê Việt phải có phong cách Việt. Nếu phong cách “Tây” quá thì hẳn là nó chỉ phù hợp với người phương tây. Nhưng nói đến Cà Phê Việt thì nhất thiết phải nhắc đến Cà Phê đen, và không thể không nhắc đến Tây Nguyên là thủ phủ của Cà Phê Việt Nam.
Tuy một vài năm gần đây cũng xuất hiện nhiều các quán Cà Phê phong cách tại Ban Mê Thuột, Pleiku, Đà Lạt. Nhưng giới uống Cà Phê nhiều nhất và sành uống nhất vẫn là dân lao động và công chức Tây Nguyên có gốc gác di dân từ các tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi. Cái mà không đâu có được, chính là người uống Cà Phê ở Tây Nguyên có thể ngồi ngay cạnh vườn Cà Phê để uống. Nhất là vào mùa Cà Phê ra hoa, hoa Cà Phê nở rộ trắng ngần, tỏa hương thơm ngát, quyến rũ bao loài ong bướm lạ mắt từ đâu đổ về lấy nhụy làm mật, làm cho những nhành hoa cứ luôn lay động, như có hơi gió sớm thoảng qua. Những cảnh đẹp đẽ thơ mộng ấy nếu muốn thì có thể tìm thấy ngay tại ngoại ô các thành phố như Pleiku hay Ban Mê Thuột, chứ chẳng cần phải chạy xe đến tận các biệt khu trồng Cà Phê xa xôi…
Phải chăng văn hóa Cà Phê Việt tồn tại và phát triển là do tâm hồn người Việt? Điều đó rất đúng. Nhưng còn một yếu tố khác làm nên văn hóa Cà Phê, đó là nhờ triết lý Cà Phê và sức mạnh quyến rũ đầy nhân tính của hạt Cà Phê. Sự kỳ diệu đó là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. May mắn cho người dân Việt là họ được thiên nhiên ưu đãi cho những vùng đất đỏ Bazan thật là thích hợp với cây Cà Phê như Cao Nguyên Trung Phần. Trải qua bao nắng mưa dầu dãi, thấm đượm mồ hôi người trồng. Trải qua đau đớn trong lửa, nước, xay nghiền, không giống như Gạo sau xay giã thì trắng như ngà ngọc. Cà Phê tuy mang màu đen sẫm, nhưng trong lòng lại chan chứa bao thi vị cuộc đời...
(Sưu tầm trên mạng)
Be First to Post Comment !
Post a Comment