ÁO GẤM MẶC ĐÊM
衣锦夜行
衣锦夜行
"Áo gấm mặc đêm" nguyên Hán văn là "Ý cẩm dạ hành" do câu: "Kim hữu nhứt nhân, cách bích diêu linh chỉ văn kỳ thinh bất kiến kỳ hình; phú quý bất huờn hương như ý cẩm dạ hành (今有一人,隔壁摇铃,只闻其声,不见其形,富贵不还乡,如衣锦夜行)" (Nghĩa là: "Nay có người cách vách rung lục lạc chỉ nghe tiếng mà không thấy hình; giàu sang mà không về xứ như áo gấm mặc đêm") của Trương Lương đời Tây Hán.
Nguyên Sở Hạng Võ chiếm đất Quang Trung là đất hưng vương, núi non hiểm trở; còn Hán Lưu Bang vì thế lực yếu nên phải bị đày vào đất Bao Trung.
Trương Lương, tự Tử Phòng, người nước Hán vốn là tay mưu sĩ của Lưu Bang, muốn tìm cách làm cho Hạng Võ bỏ đất Quang Trung để Lưu Bang trở lại chiếm giữ.
Trương Lương, tự Tử Phòng, người nước Hán vốn là tay mưu sĩ của Lưu Bang, muốn tìm cách làm cho Hạng Võ bỏ đất Quang Trung để Lưu Bang trở lại chiếm giữ.
Trương Lương liền giả một tên đạo sĩ mắc bịnh phong ma, nói điên, nói cuồng. Lưng buộc tiền đồng, tay áo đựng trái lê, gõ mõ đi khắp đường, khi ở chùa chiền, đình miếu, khi thì lang thang ở phố phường, vảy tiền hoặc liệng trái lê cho bọn trẻ chạy theo xem. Trước lũ trẻ chưa quen còn ở xa, dần dần chúng không còn sợ sệt nữa nên xáp lại gần.
Trương Lương ngắm trong lũ trẻ ấy có đứa thông minh mới dắt lần vào miếu vắng người, lấy bánh và tiền cho, rồi dạy nó hát: "Kim hữu nhứt nhân, cách bích diêu linh, chỉ văn kỳ thinh bất biến kỳ hình; phú quý bất huờn hương như ý cẩm dạ hành". Khi đứa bé thuộc làu, Trương Lương bảo nó trở về truyền lại cho những đứa khác, và dặn nếu có ai hỏi thì bảo là trời dạy.
Đứa bé vâng lời. Chẳng bao lâu lời hát đó được phổ biến khắp cả xóm. Nó lại thấu đến tai vua Sở.
Hạng Võ nghĩ đó là trời xuống diêu ngôn. Câu: "Kim hữu nhứt nhân" là ám chỉ nhà vua. Còn câu: "Cách bích diêu linh, chỉ văn kỳ thinh bất kiến kỳ hình" là nói nhà vua tuy đã có danh tiếng nhưng chưa được truyền rộng ra. Câu cuối: "Phú quý bất huờn hương như ý cẩm dạ hành" là có ý muốn nói nhà vua tuy đã được thiên hạ mà chẳng về xứ sở thì cũng như mặc áo gấm đi đêm.
Vì nghĩ thế nên nhà vua cho khởi công kiến thiết lại Bành Thành là cố hương của nhà vua và chọn ngày dời đô.
Hạng Võ đã mắc kế Trương Lương vì một câu hát.
Chú thích thêm (không có trong tác phẩm này):Hạng Võ bỏ Hán Trung (nơi địa lợi) cho Lưu Bang về Bành Thành (nơi hãm địa) đóng đô nên về sau thất bại..
(trích trong mạng Nguyễn Hữu Kính, tôi có thêm phần chữ Hán)
Be First to Post Comment !
Post a Comment