Những trái nho chín đóng băng trong tiết trời giá lạnh đã làm nên Ice wine, băng tửu thượng hạng của thế giới vang, thứ rượu vang tuyết tuyệt hảo và cực kỳ đắt đỏ làm mê đắm biết bao lòng người.
Thế giới rượu vang đa dạng nhờ phong phú chủng loại giống nho, sự khác biệt thổ nhưỡng, óc sáng tạo của con người và nhờ cả sự… đỏng đảnh khó lường của thời tiết. Ice Wine hay rượu vang tuyết, băng tửu thượng hạng của thế giới vang, đã ra đời nhờ kết quả của một sự tình cờ, từ Châu Âu, vùng Francoinia thuộc nước Đức. Người Đức gọi loại rượu này là “Eiswein”, người Anh gọi là “Ice Wine”, người Pháp gọi “Vin de Glaciere”. Dịch sang tiếng Việt, sát theo chữ có lẽ là “Rượu Nước Đá”, nhưng tôi thì thích gọi loại rượu ngon đặc sản của xứ lạnh này là “Rượu Tuyết” hoặc nếu xài tiếng Hán – Việt thì “Băng Tửu” nghe cũng “xứng”. Cái tên diễn tả được nguồn gốc, phẩm chất và như phảng phất đâu đó hương vị của loại rượu tương đối hiếm và đặc biệt này.
Nho tuyết thượng hạng
Ice wine được chế biến từ những trái nho đã chín hết cỡ đóng băng trên cành. Chủ vườn phải dùng lưới che chắn và đợi đợt đông giá đến, không dùng kỹ thuật nhân tạo làm đông trái nho. Quá trình đông lạnh xảy ra trước quá trình lên men. Đường và các chất khác chứa trong nho không bị mất đi, nhưng lượng nước bị cô lại khiến chất nho càng ngọt. Thời điểm thu hoạch lý tưởng là từ tháng 11 đến giữa tháng 1, khi nhiệt độ khoảng âm 10 độ C đến âm 13 độ C ở các vùng Bắc bán cầu. Các đợt giá rét đến rồi đi khiến trái nho đóng băng một cách tự nhiên và mất đi một phần lượng nước sẵn có, đồng thời lượng đường, lượng a-xít cũng vì thế mà cô đặc hơn
Tuy nhiên, nếu đợt đông lạnh không đến kịp lúc hay khi đến lại quá lạnh, nho sẽ hư và xem như mất toi vụ thu hoạch, có ép cũng chẳng còn bao nhiêu chất dịch. Thu hoạch và xử lý chế biến Ice Wine rất cực công. Nhà vườn phải dậy thật sớm hay phải chịu thức thật khuya, thu hoạch nho bằng tay khi nho còn đông cứng, để nho không tan sương vì ánh nắng mặt trời. Ngay cả lúc ép, nho cũng phải trong tình trạng đông cứng. Nước lỏng trong nho bị ép ra, còn nước đông đá trong trái sẽ tan thành hơi sương. Thêm vào đó, vì hàm lượng đường cao nên quá trình lên men cũng chậm và kéo dài hơn thông thường nên vị càng sâu hơn.
Đó là những lý do khiến loại rượu vang này có giá cả trên trời, đắt hơn vang thường nhiều lần bên cạnh những nhiêu khê khác về chăm sóc như cất công canh chừng sâu bọ, côn trùng đến nhấm nháp nho chín mà chẳng dám xịt thuốc. Chưa hết, trong khi một cây nho thường cho ra dăm, bảy chai rượu, cây nho đông băng chỉ cất được chừng cỡ chai nhỏ. Có lẽ vì thế nó được đóng chai bé, chừng 375ml, có khi chỉ 200ml, thậm chí 50ml trông như lọ nước hoa. Ice Wine trữ hàm lượng a-xít rất cao khiến vang mau hư nên ít ai trữ chúng như vang đỏ, mua về để uống
Kỳ công chế tác
Ngày nay quy trình sản xuất Ice Wine được khoa học hiện đại hỗ trợ từ đèn chiếu sáng để thu hoạch, thiết bị phát hiện thay đổi nhiệt độ điều khiển từ xa… Nhờ lượng a-xít dồi dào và độ ngọt cao giúp giữ hương vị lâu ở vòm họng nên Ice Wine là loại rượu vang lý tưởng đi kèm các thực đơn tráng miệng.
Đầu tư sản xuất dòng băng tửu thượng hạng của thế giới vang này khá “đau tim”. Cái đặc biệt nhất của băng tửu là nho dùng để làm rượu phải để “chín mùi” và đông đặc ngoài trời với thời tiết thiên nhiên của mùa đông. Nho chín được hái bằng tay và thường thì ngay sau trận lạnh đầu tiên (the first frost) của thời tiết hàng năm, vào những giờ rất sớm của buổi sáng (trước 10 giờ sáng) và nhiệt độ lý tưởng để hái nho phải ở trong khoảng trừ (minus) 10 đến trừ 13 độ Celcius. Nho phải được ép lấy nước ngay trước khi tan. Nói cách khác, là người ta không thể đông đặc nho trong tủ lạnh và sau đó ép lấy nước nho để làm rượu và gọi đó là băng tửu được. Do kỳ công chăm sóc, bảo quản nên số lượng thương hiệu Ice Wine trên toàn cầu rất ít và tất nhiên – giá rất đắt. Tháng 11 năm 2006, một chai nhỏ Ice Wine làm từ nho chardonnay của hãng Royal DeMaria, Canada, từng được bán với giá 30.000 đô-la Canada.
Băng tửu, không những đã thỏa mản những đòi hỏi của người sành điệu và thưởng thức rượu ngon. Nhiều đầu bếp nổi tiếng cũng đã khám phá ra là chỉ với vài giọt băng tửu, họ có thể nâng cấp một món ăn bình thường như món gà nấu rượu đến nổi thực khách sành ăn phải tò mò “hỏi” vì chợt nhận ra những mùi vị thơm ngon khác biệt với mùi vị của “gà nấu rượu” bình thường.
Băng tửu có màu vàng như mật ong, vị ngọt tương tự như vị ngọt hòa trộn giữa các loại cam, quít và tùy theo loại, băng tửu có mùi thơm giống như trái đào (peach), vải (lychee), xoài (mango)… Nhắp một hớp băng tửu, cái cảm giác mát lạnh, êm dịu, mềm mại, ngọt ngào… của rượu thấm vào từng tế bào lưỡi hấp dẫn, đê mê…
Một đêm yên bình nào đó, bên cạnh người bạn đời, một chút nhạc nhè nhẹ, hương vị của băng tửu sẽ làm buổi tối thêm đậm đà. Nếu có dịp, hãy thử thưởng thức, tôi tin là bạn sẽ thích loại rượu ngon, đặc sản của xứ tuyết này.
Link tham khảo:
Thế giới rượu vang đa dạng nhờ phong phú chủng loại giống nho, sự khác biệt thổ nhưỡng, óc sáng tạo của con người và nhờ cả sự… đỏng đảnh khó lường của thời tiết. Ice Wine hay rượu vang tuyết, băng tửu thượng hạng của thế giới vang, đã ra đời nhờ kết quả của một sự tình cờ, từ Châu Âu, vùng Francoinia thuộc nước Đức. Người Đức gọi loại rượu này là “Eiswein”, người Anh gọi là “Ice Wine”, người Pháp gọi “Vin de Glaciere”. Dịch sang tiếng Việt, sát theo chữ có lẽ là “Rượu Nước Đá”, nhưng tôi thì thích gọi loại rượu ngon đặc sản của xứ lạnh này là “Rượu Tuyết” hoặc nếu xài tiếng Hán – Việt thì “Băng Tửu” nghe cũng “xứng”. Cái tên diễn tả được nguồn gốc, phẩm chất và như phảng phất đâu đó hương vị của loại rượu tương đối hiếm và đặc biệt này.
Nho tuyết thượng hạng
Ice wine được chế biến từ những trái nho đã chín hết cỡ đóng băng trên cành. Chủ vườn phải dùng lưới che chắn và đợi đợt đông giá đến, không dùng kỹ thuật nhân tạo làm đông trái nho. Quá trình đông lạnh xảy ra trước quá trình lên men. Đường và các chất khác chứa trong nho không bị mất đi, nhưng lượng nước bị cô lại khiến chất nho càng ngọt. Thời điểm thu hoạch lý tưởng là từ tháng 11 đến giữa tháng 1, khi nhiệt độ khoảng âm 10 độ C đến âm 13 độ C ở các vùng Bắc bán cầu. Các đợt giá rét đến rồi đi khiến trái nho đóng băng một cách tự nhiên và mất đi một phần lượng nước sẵn có, đồng thời lượng đường, lượng a-xít cũng vì thế mà cô đặc hơn
Những trái nho tuyết thượng hạng, nguyên liệu tạo nên loại rượu vang đắt đỏ (hình minh họa internet)
Tuy nhiên, nếu đợt đông lạnh không đến kịp lúc hay khi đến lại quá lạnh, nho sẽ hư và xem như mất toi vụ thu hoạch, có ép cũng chẳng còn bao nhiêu chất dịch. Thu hoạch và xử lý chế biến Ice Wine rất cực công. Nhà vườn phải dậy thật sớm hay phải chịu thức thật khuya, thu hoạch nho bằng tay khi nho còn đông cứng, để nho không tan sương vì ánh nắng mặt trời. Ngay cả lúc ép, nho cũng phải trong tình trạng đông cứng. Nước lỏng trong nho bị ép ra, còn nước đông đá trong trái sẽ tan thành hơi sương. Thêm vào đó, vì hàm lượng đường cao nên quá trình lên men cũng chậm và kéo dài hơn thông thường nên vị càng sâu hơn.
Đó là những lý do khiến loại rượu vang này có giá cả trên trời, đắt hơn vang thường nhiều lần bên cạnh những nhiêu khê khác về chăm sóc như cất công canh chừng sâu bọ, côn trùng đến nhấm nháp nho chín mà chẳng dám xịt thuốc. Chưa hết, trong khi một cây nho thường cho ra dăm, bảy chai rượu, cây nho đông băng chỉ cất được chừng cỡ chai nhỏ. Có lẽ vì thế nó được đóng chai bé, chừng 375ml, có khi chỉ 200ml, thậm chí 50ml trông như lọ nước hoa. Ice Wine trữ hàm lượng a-xít rất cao khiến vang mau hư nên ít ai trữ chúng như vang đỏ, mua về để uống
Kỳ công chế tác
Ngày nay quy trình sản xuất Ice Wine được khoa học hiện đại hỗ trợ từ đèn chiếu sáng để thu hoạch, thiết bị phát hiện thay đổi nhiệt độ điều khiển từ xa… Nhờ lượng a-xít dồi dào và độ ngọt cao giúp giữ hương vị lâu ở vòm họng nên Ice Wine là loại rượu vang lý tưởng đi kèm các thực đơn tráng miệng.
Quy trình thu hái nho tuyết kì công giữa thời tiết khắc nghiệt(hình minh họa internet)
Đầu tư sản xuất dòng băng tửu thượng hạng của thế giới vang này khá “đau tim”. Cái đặc biệt nhất của băng tửu là nho dùng để làm rượu phải để “chín mùi” và đông đặc ngoài trời với thời tiết thiên nhiên của mùa đông. Nho chín được hái bằng tay và thường thì ngay sau trận lạnh đầu tiên (the first frost) của thời tiết hàng năm, vào những giờ rất sớm của buổi sáng (trước 10 giờ sáng) và nhiệt độ lý tưởng để hái nho phải ở trong khoảng trừ (minus) 10 đến trừ 13 độ Celcius. Nho phải được ép lấy nước ngay trước khi tan. Nói cách khác, là người ta không thể đông đặc nho trong tủ lạnh và sau đó ép lấy nước nho để làm rượu và gọi đó là băng tửu được. Do kỳ công chăm sóc, bảo quản nên số lượng thương hiệu Ice Wine trên toàn cầu rất ít và tất nhiên – giá rất đắt. Tháng 11 năm 2006, một chai nhỏ Ice Wine làm từ nho chardonnay của hãng Royal DeMaria, Canada, từng được bán với giá 30.000 đô-la Canada.
Băng tửu, không những đã thỏa mản những đòi hỏi của người sành điệu và thưởng thức rượu ngon. Nhiều đầu bếp nổi tiếng cũng đã khám phá ra là chỉ với vài giọt băng tửu, họ có thể nâng cấp một món ăn bình thường như món gà nấu rượu đến nổi thực khách sành ăn phải tò mò “hỏi” vì chợt nhận ra những mùi vị thơm ngon khác biệt với mùi vị của “gà nấu rượu” bình thường.
ICE WINE-Băng tửu thượng hạng của thế giới vang(Hình minh họa internet) |
Một đêm yên bình nào đó, bên cạnh người bạn đời, một chút nhạc nhè nhẹ, hương vị của băng tửu sẽ làm buổi tối thêm đậm đà. Nếu có dịp, hãy thử thưởng thức, tôi tin là bạn sẽ thích loại rượu ngon, đặc sản của xứ tuyết này.
Link tham khảo:
Be First to Post Comment !
Post a Comment