Melbourne vào những ngày cuối Đông (mùa Đông ở nước Úc đúng vào thời điểm Hè ở Việt Nam) thật không mấy dễ chịu. Thời tiết cứ đỏng đảnh như cô công chúa quá thì. Một người quen gợi ý: “Muốn quên tiết trời thất thường này, chỉ có thể đến Great Ocean Road – con đường di sản vô giá của Australia”.
Cung đường kiến tạo trên vách đá
Tra cứu trên internet thì thấy Great Ocean Road được bình chọn là một trong những tour đẹp nhất thế giới và cũng ít rẻ nhất thế giới. Có 2 mức giá: 400USD/ người cho tour xe nhỏ 6 khách hoặc 100 USD/người cho tour xe lớn 45 khách. Ngoài ra, muốn ngắm toàn cảnh kỳ quan “12 vị tông đồ” dọc theo bờ biển từ trực thăng thì trả thêm 95 USD/người. Tôi quyết định dành một ngày trong số những ngày ít ỏi tại Melbourne để được chìm đắm trong vẻ đẹp thiên nhiên của cung đường di sản nổi tiếng dọc bờ biển phía Đông Nam bang Victoria. Để thoải mái khám phá, tránh những đám đông du khách ồn ào và chất lượng dịch vụ không tiện nghi, tôi chọn tour du lịch riêng chỉ dành cho 6 khách
6 giờ sáng, xe lăn bánh hướng về cung đường trong sự sự háo hức của 6 vị khách trên nền câu chuyện rôm rả của bác tài kiêm hướng dẫn viên du lịch. Great Ocean Road trải dài 243 km bắt đầu từ Torquay và kết thúc ở Allanford – gần Warrnambool. Trước đây hàng ngàn năm, nơi này chỉ là vùng ven biển, dọc theo bờ Tây Nam tiểu bang Victoria – nơi có các bộ tộc Wathaurong và Gadabanud sống rải rác.
Mỗi thế kỷ trôi qua, nhu cầu phát triển kinh tế của dân bản xứ và cả những người mới đến định cư ngày càng lớn, thị trấn dần dần được kiến lập và hệ thống đường bộ mở rộng nhằm phát triển giao thương. Kế hoạch xây Cung đường Đại dương này khởi nguồn từ sau thế chiến thứ nhất – ngày 19 tháng 9 năm 1919, ngoài mục đích mở rộng giao thương, phát triển du lịch, tạo việc làm cho các binh sĩ trở về, còn có cả mục đích xây dựng con đường như đài tưởng niệm vĩ đại cho các binh sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến. Suốt 13 năm ròng rã, hơn 3000 binh sĩ miệt mài lao động trong khó khăn, nguy hiểm đã xây dựng nên con đường trên vách đá dựng đứng cheo leo này.
Chúng tôi vừa nghe hướng dẫn vừa say sưa ngắm khung cảnh lướt qua ô cửa, quên mất bữa sáng cho đến khi bác tài chạy chậm lại rồi dừng hẳn trước một nơi gọi là Bells Beach. Đây là nơi chúng tôi có một bữa sáng nhẹ với trà và bánh bích quy. Một cái bàn nhanh chóng được đặt trên bãi biển. Bữa sáng được dọn ra nhưng hầu hết chúng tôi không hề bận tâm đến việc ăn uống vì mải ngắm nhìn bãi biển hoang vu, tuyệt đẹp trải dài trước mắt. Thật tuyệt vời. Nghe bác tài nói đây là nơi thường diễn các cuộc thi lướt sóng bởi đặc tính mạnh mẽ của con sóng nhưng lại không quá hung dữ. Bells Beach bắt đầu tổ chức các cuộc thi lướt sóng chuyên nghiệp từ năm 1973.
Ngắm kỳ quan 12 Vị Tông Đồ từ trực thăng
Bữa sáng trôi qua khá nhanh, chúng tôi tiếp tục hành trình. Vì tour chỉ đi về trong ngày nên không thể dừng quá lâu ở một nơi nào đó. Cung đường lúc này bắt đầu uốn lượn, khi thì lẩn khuất trong vài thị trấn, chạy qua vài con sông, khi thì lướt qua vài cánh rừng mà thi thoảng ta có thể thấy mấy chú Kaola lười biếng cuộn tròn nằm ngủ trên cây, khi thì lượn giữa một bên là vách núi, một bên là vách đá cheo leo – nơi có thể phóng thẳng tầm mắt ngắm tấm thảm biển màu ngọc bích. Trên những vách núi hay triền đồi dọc theo cung đường là những ngôi nhà hầu như không có bóng người.
Khi lướt ngang một ngôi nhà đặc biệt được dựng trên một cây cột, bác tài diễn giải rằng đó là một trong những “căn nhà triệu đô” – nơi nghỉ dưỡng cuối tuần của những gia đình giàu có. Chúng tôi đến đoạn đường có khu tưởng niệm những người lính đã xây dựng nên cung đường này, một trong số họ đã chọn đây là quê hương thứ hai và được sự trợ giúp về tài chính của chính phủ để ổn định cuộc sống từ những ngày đầu hình thành Great Ocean Road.
12g, đoàn chúng tôi dừng lại một nhà hàng nhỏ ở vịnh Apollo để dùng bữa trưa với món ăn tự chọn. Sau 30 phút để giải quyết những nhu cầu thiết yếu, chúng tôi lại tiếp tục hành trình. Cung đường mềm mại mở ra cùng những câu chuyện bất tận của bác tài về lịch sử hình thành và phát triển của bãi biển Lorne, vịnh Apollo hay làng chài cổ xưa thơ mộng Port Fairy, bãi biển hiền hòa ở Anglesea hay sự hoang vu và lộng gió trên bờ biển Shipwreck. Một bữa tiệc mỹ quan hoành tráng. Tuy nhiên, ấn tượng mạnh nhất đối với tất cả du khách đã đến đây là cảnh quan 12 Vị Tông Đồ (Twelve Apostles). Những núi đá vôi lởm chởm vươn lên sừng sững từ Southern Ocean này thực sự làm cho du khách bị mê hoặc.
Chúng tôi lần lượt được lên trực thăng để ngắm toàn cảnh 12 Vị Tông Đồ, khung cảnh thật hùng vĩ, choáng ngợp. Một cảm giác không thể tả khi ta lơ lửng giữa không trung, phía dưới là những vách đá cheo leo giữa biển bao la bát ngát và những con sóng ầm ào vỗ quanh những cột đá hùng dũng đứng đấy từ hàng thiên niên kỷ. Đúng là vưu vật của tạo hóa.
Kỳ quan 12 Vị Tông Đồ là những cột đá lớn đứng giữa biển nước mênh mông, được tạo ra bởi sự xói mòn của nước biển từ các dãy núi đá vôi ở khu vực này có từ hàng chục triệu năm trước. Những cây cột vôi đó nổi lên bên trên Southern Ocean thuộc khu vực Công viên Quốc Gia Port Campbell giống như những người lính gác quý phái và nghiêm nghị của một thế giới cổ xưa. Hơn 20 triệu năm trước, những cột đá vôi này đã được nối liền với những vách đá của lục địa. Sóng gió đã đào nên những hang động trong vách đá, sau đó đã tạo cho những cột đá vôi có dạng vòm và cuối cùng biến chúng thành những cây cột đá vôi cao đến 45 mét.
Thật ra, cái tên 12 vị Tông Đồ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, trước đó, nó được gọi là “Heo nái và heo con” (Sow and Piglets). Không ai biết lý do của sự thay đổi này. Có lẽ là để vinh danh những kiến tạo hùng vĩ từ sức mạnh của thiên nhiên. Ngày nay, thiên nhiên dữ dội tiếp tục bào mòn chúng khoảng hai phân mỗi năm. Trong mấy năm gần đây chỉ còn lại tám cột, một số đã gục ngã trong cuộc chiến chống thiên nhiên.
Và những câu chuyện đắm tàu
Lịch sử các vụ đắm tàu, lịch sử địa chất và sinh thái của bờ biển, hẻm núi Loch Ard, những Tông Đồ hùng tráng như Razorback, Island Archway, Thunder Cave, Bakers Oven Rock, Sentinel Rocks và Grotto… Du khách mải mê lắng nghe huyền thoại về bờ biển có những con tàu đắm ngoạn mục khi đang ngồi trên trực thăng. Rời khỏi trực thăng, chúng tôi có cảm giác như ở tận cùng trái đất, giáp ranh cổng thiên đường khi thấy bờ biển này đang bị đập mạnh vì những cơn gió đang gào thét và biển động mạnh. Cảm thấy bụi nước quất vào mặt, nghe tiếng gầm thét từ các hố không khí và thấy bọt biển dưới chân dường như sủi bọt quanh các cột trụ. Phía trên là bầu trời đầy mây trắng, vài tia nắng mạnh mẽ xuyên thẳng xuống đến khi chạm mặt biển tạo thành những quầng sáng ảo giác.
Điểm đến tiếp theo là hẻm núi Loch Ard, là một phần của vườn quốc gia Port Campbell – bang Victoria, khoảng 10 phút lái xe về phía tây của 12 Vị Tông Đồ, là một kiến tạo điển hình của quá trình xói mòn. Hẻm núi được đặt tên theo tàu Loch Ard đã bị mắc cạn gần đó vào ngày 01 tháng 6 năm 1878 sau 3 tháng lênh đênh trên biển từ Anh đến Melbourne. Chuyến tàu tổng cộng 54 người gồm hành khách và thủy thủ đoàn, chỉ còn hai người sống sót là Tom Pearce – một người học việc trên tàu và Eva Carmichael – một hành khách. Cả hai đều 18 tuổi. Pearce bị dạt vào bờ biển và đã tìm thấy Carmichael sau khi nghe tiếng khóc của cô. Họ trèo ra khỏi hẻm núi để tìm người giúp đỡ và đã được những người bản địa cứu giúp. Mái vòm bị sụp đổ vào tháng 6 năm 2009 để lại hai trụ đá được đặt theo tên của họ là Tom và Eva.
Cung đường kiến tạo trên vách đá
Tra cứu trên internet thì thấy Great Ocean Road được bình chọn là một trong những tour đẹp nhất thế giới và cũng ít rẻ nhất thế giới. Có 2 mức giá: 400USD/ người cho tour xe nhỏ 6 khách hoặc 100 USD/người cho tour xe lớn 45 khách. Ngoài ra, muốn ngắm toàn cảnh kỳ quan “12 vị tông đồ” dọc theo bờ biển từ trực thăng thì trả thêm 95 USD/người. Tôi quyết định dành một ngày trong số những ngày ít ỏi tại Melbourne để được chìm đắm trong vẻ đẹp thiên nhiên của cung đường di sản nổi tiếng dọc bờ biển phía Đông Nam bang Victoria. Để thoải mái khám phá, tránh những đám đông du khách ồn ào và chất lượng dịch vụ không tiện nghi, tôi chọn tour du lịch riêng chỉ dành cho 6 khách
6 giờ sáng, xe lăn bánh hướng về cung đường trong sự sự háo hức của 6 vị khách trên nền câu chuyện rôm rả của bác tài kiêm hướng dẫn viên du lịch. Great Ocean Road trải dài 243 km bắt đầu từ Torquay và kết thúc ở Allanford – gần Warrnambool. Trước đây hàng ngàn năm, nơi này chỉ là vùng ven biển, dọc theo bờ Tây Nam tiểu bang Victoria – nơi có các bộ tộc Wathaurong và Gadabanud sống rải rác.
Mỗi thế kỷ trôi qua, nhu cầu phát triển kinh tế của dân bản xứ và cả những người mới đến định cư ngày càng lớn, thị trấn dần dần được kiến lập và hệ thống đường bộ mở rộng nhằm phát triển giao thương. Kế hoạch xây Cung đường Đại dương này khởi nguồn từ sau thế chiến thứ nhất – ngày 19 tháng 9 năm 1919, ngoài mục đích mở rộng giao thương, phát triển du lịch, tạo việc làm cho các binh sĩ trở về, còn có cả mục đích xây dựng con đường như đài tưởng niệm vĩ đại cho các binh sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến. Suốt 13 năm ròng rã, hơn 3000 binh sĩ miệt mài lao động trong khó khăn, nguy hiểm đã xây dựng nên con đường trên vách đá dựng đứng cheo leo này.
Great Ocean Road |
Do có tìm hiểu trước nên tôi chọn ngồi ghế bên trái xe – vị trí đẹp để ngắm nhìn toàn cảnh cung đường và cảnh vật trên đường. Cung đường lộng gió mang vẻ đẹp hoang sơ, lúc thì rừng rậm, lúc thì cheo leo vách đá, có lúc phóng tầm mắt ra đại dương xanh ngắt, đắm mình trong tiếng sóng… Không biết có phải vì vẻ đẹp của nó hay vì những khúc quanh uốn lượn mà tốc độ lưu thông ở đây được giới hạn ở mức 80km/giờ, nhưng điều này cũng không gây phiền hà gì với khách du lịch.
Chúng tôi vừa nghe hướng dẫn vừa say sưa ngắm khung cảnh lướt qua ô cửa, quên mất bữa sáng cho đến khi bác tài chạy chậm lại rồi dừng hẳn trước một nơi gọi là Bells Beach. Đây là nơi chúng tôi có một bữa sáng nhẹ với trà và bánh bích quy. Một cái bàn nhanh chóng được đặt trên bãi biển. Bữa sáng được dọn ra nhưng hầu hết chúng tôi không hề bận tâm đến việc ăn uống vì mải ngắm nhìn bãi biển hoang vu, tuyệt đẹp trải dài trước mắt. Thật tuyệt vời. Nghe bác tài nói đây là nơi thường diễn các cuộc thi lướt sóng bởi đặc tính mạnh mẽ của con sóng nhưng lại không quá hung dữ. Bells Beach bắt đầu tổ chức các cuộc thi lướt sóng chuyên nghiệp từ năm 1973.
Lướt sóng ở Bells Beach |
Bữa sáng trôi qua khá nhanh, chúng tôi tiếp tục hành trình. Vì tour chỉ đi về trong ngày nên không thể dừng quá lâu ở một nơi nào đó. Cung đường lúc này bắt đầu uốn lượn, khi thì lẩn khuất trong vài thị trấn, chạy qua vài con sông, khi thì lướt qua vài cánh rừng mà thi thoảng ta có thể thấy mấy chú Kaola lười biếng cuộn tròn nằm ngủ trên cây, khi thì lượn giữa một bên là vách núi, một bên là vách đá cheo leo – nơi có thể phóng thẳng tầm mắt ngắm tấm thảm biển màu ngọc bích. Trên những vách núi hay triền đồi dọc theo cung đường là những ngôi nhà hầu như không có bóng người.
Khi lướt ngang một ngôi nhà đặc biệt được dựng trên một cây cột, bác tài diễn giải rằng đó là một trong những “căn nhà triệu đô” – nơi nghỉ dưỡng cuối tuần của những gia đình giàu có. Chúng tôi đến đoạn đường có khu tưởng niệm những người lính đã xây dựng nên cung đường này, một trong số họ đã chọn đây là quê hương thứ hai và được sự trợ giúp về tài chính của chính phủ để ổn định cuộc sống từ những ngày đầu hình thành Great Ocean Road.
Thị trấn Apollo Bay |
Trực thăng chở khách ngắm 12 Vị Tông Đồ trên không |
Kỳ quan 12 Vị Tông Đồ là những cột đá lớn đứng giữa biển nước mênh mông, được tạo ra bởi sự xói mòn của nước biển từ các dãy núi đá vôi ở khu vực này có từ hàng chục triệu năm trước. Những cây cột vôi đó nổi lên bên trên Southern Ocean thuộc khu vực Công viên Quốc Gia Port Campbell giống như những người lính gác quý phái và nghiêm nghị của một thế giới cổ xưa. Hơn 20 triệu năm trước, những cột đá vôi này đã được nối liền với những vách đá của lục địa. Sóng gió đã đào nên những hang động trong vách đá, sau đó đã tạo cho những cột đá vôi có dạng vòm và cuối cùng biến chúng thành những cây cột đá vôi cao đến 45 mét.
Thật ra, cái tên 12 vị Tông Đồ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, trước đó, nó được gọi là “Heo nái và heo con” (Sow and Piglets). Không ai biết lý do của sự thay đổi này. Có lẽ là để vinh danh những kiến tạo hùng vĩ từ sức mạnh của thiên nhiên. Ngày nay, thiên nhiên dữ dội tiếp tục bào mòn chúng khoảng hai phân mỗi năm. Trong mấy năm gần đây chỉ còn lại tám cột, một số đã gục ngã trong cuộc chiến chống thiên nhiên.
Và những câu chuyện đắm tàu
Lịch sử các vụ đắm tàu, lịch sử địa chất và sinh thái của bờ biển, hẻm núi Loch Ard, những Tông Đồ hùng tráng như Razorback, Island Archway, Thunder Cave, Bakers Oven Rock, Sentinel Rocks và Grotto… Du khách mải mê lắng nghe huyền thoại về bờ biển có những con tàu đắm ngoạn mục khi đang ngồi trên trực thăng. Rời khỏi trực thăng, chúng tôi có cảm giác như ở tận cùng trái đất, giáp ranh cổng thiên đường khi thấy bờ biển này đang bị đập mạnh vì những cơn gió đang gào thét và biển động mạnh. Cảm thấy bụi nước quất vào mặt, nghe tiếng gầm thét từ các hố không khí và thấy bọt biển dưới chân dường như sủi bọt quanh các cột trụ. Phía trên là bầu trời đầy mây trắng, vài tia nắng mạnh mẽ xuyên thẳng xuống đến khi chạm mặt biển tạo thành những quầng sáng ảo giác.
Hẻm núi Loch Ard |
Great Ocean Road thực sự kéo dài đến tận Portland, nhưng tour của chúng tôi chỉ giới hạn đến một thị trấn nhỏ của Port Campbell. Lúc này đã hơn 4 giờ chiều. Từ lúc khởi hành đến khi chuẩn bị về là 10 tiếng – không phải là khoảng thời gian nhỏ, nhưng sao tôi có cảm giác mình chỉ mới được lướt qua các kỳ quan mà chưa được chạm, được hòa mình vào thiên đường đó. Chỉ tiếc là chúng tôi không có dịp ngắm 12 Vị Tông Đồ vào lúc hoàng hôn. Nghe nói quang cảnh lúc hoàng hôn và bình minh của 12 Vị Tông Đồ mới thực sự là một kiệt tác của thiên nhiên. Kiệt tác của ánh nắng cuối ngày rót mật xuống mặt biển trong quang cảnh 12 Vị Tông Đồ tĩnh lặng trầm mặc, đứng đó với những con sóng nhẹ nhàng vờn quanh thân…
Nguyễn Thái Dũng
Theo Duyên Dáng Việt Nam
Be First to Post Comment !
Post a Comment