Màu đen vốn được coi là thứ màu sắc xấu xí, thậm chí mang đến sự xui rủi như chính tên gọi.
Màu đen cũng không quá phổ biến trong ẩm thực nhưng có không ít món ăn mang màu sắc tăm tối, “đen xì xì” lại có hương vị hấp dẫn, được nhiều người ưa chuộng.
Bánh gai - Việt Nam
Bánh gai có vị ngọt đậm, là món bán đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Bánh có dạng hình vuông, màu đen, gói trong lá gai xám. Nhân có dừa, đỗ xanh, bí đao, đôi chỗ còn cho thêm lạc, vừng, sen, mỡ lợn thái nhỏ. Vỏ bánh có màu đen độc đáo là màu của lá cây gai được phơi khô, luộc kỹ , giã nhỏ trộn cùng bột gạo nếp. Cũng chính vì vậy, bánh có tên gọi là bánh gai.
Bánh gai ngọt bùi, thơm ngậy, dẻo dai, thường dùng làm đồ tráng miệng sau bữa chính. Tại Việt Nam, có một số nơi làm bánh gai ngon nổi tiếng như bánh gai Tứ Trụ (Thanh Hóa), bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), Bánh gai Làng Giá (Hoài Đức, Hà Nội)...
Chè vừng đen - chí mà phù - Trung Quốc, Việt Nam
Chè vừng đen hay chí mà phù là một trong những món chè đặc trưng của người Hoa. Nguyên liệu chính làm nên món này tất nhiên là vừng (mè) đen. Chỉ đơn giản là vừng đen lựa hạt chắc đều đem xay nhuyễn đem nấu chung với đường. Ngoài ra có thêm vị lá chanh để tạo mùi thơm. Nếu thấy dùng vừng đen không quá tốn kém hoặc không đủ dẻo, cũng có thể pha thêm chút bột cho bát chè thêm sánh, thêm đặc. Chí mà phù nhìn đen xì chẳng mấy hấp dẫn, nhưng ăn vào thấy đủ vị ngọt, béo, bùi lại bổ dưỡng vô cùng. Món ăn rất tốt cho tiêu hoá, mượt tóc. [1] Ngoài ra mè đen còn có nhiều công dụng khác rất tốt cho người già và phụ nữ mang thai.
Bánh burger đen - Nhật Bản
Người dân Nhật Bản gần đây đã được trải nghiệm những chiếc bánh burger từ thương hiệu Burger King có màu đen hết sức độc đáo, được làm từ than tre và nước mực của con mực.
Hãng Burger King giới thiệu tới 2 loại burger màu đen tên gọi lần lượt là Kuro Diamond (Kim Cương Đen) và Kuro Pearl (Ngọc trai đen). Cả phần vỏ bánh, phô mai và nước sốt đều có màu đen tuyền. Trong đó bánh mì và phô mai lấy màu từ than tre còn phần nước sốt tỏi được chế biến từ mực của con mực tươi. Đây đều là các gia vị khá phổ biến tại Nhật Bản. Sự khác biệt của hai loại bánh nằm ở chỗ Kuro Diamond ăn kèm hành tây, cà chua, rau diếp, sốt maiyonnaise trong khi Kuro Pearl không có rau ăn kèm.
Bánh mì kẹp xúc xích đen - Nhật Bản
Chiếc xúc xích "đen ngòm" kẹp trong bánh mì cũng có màu tương tự là món đồ ăn nhanh khá phổ biến tại quận Akihabara, Tokyo. Khác với những món hot-dog thường thấy, món ăn lạ của người Nhật được nhuộm một màu đen tuyền. Nó dài hơn 30 cm và trông giống như được nướng chín quá mức cần thiết.
Cũng giống bánh Burger đen, màu đen của xúc xích được lấy từ bột than tre. Mặc dù có hình dáng khá xấu xí nhưng loại xúc xích này không có nhiều khác biệt về hương vị so với xúc xích thông thường.
Tỏi đen - Hàn Quốc
Loại tỏi có màu đen kì lạ là một sáng tạo của văn hóa ẩm thực Hàn Quốc. Thực chất, đây là loại tỏi thông thường được ủ và lên mên trong khoảng 45 ngày. Màu đen xuất hiện một cách tự nhiên như việc đường được rút ra khỏi các tép tỏi trong quá trình lên men. Ngoài ra, tỏi đen không còn mùi nồng của tỏi tươi mà vẫn giữ lại được những lợi ích sức khỏe nên dễ dàng thưởng thức, cũng như là một thành phần thực phẩm phù hợp với nhiều công thức chế biến khác nhau. Ngày càng có nhiều đầu bếp sử dụng thỏi đen bởi hương vị độc đáo, thơm ngon có một không hai.
Bánh than
Nếu nhắm mắt và ăn những chiếc bánh này, bạn sẽ có cảm giác đang ăn bánh quy bơ thông thường bởi hương vị hoàn toàn tương đồng mà không thể đoán ra màu sắc cũng như nguyên liệu làm nên chúng. Đây là loại bánh có màu sắc đen hoàn toàn do sử dụng bột than làm nguyên liệu. Bột than được các nghệ nhân làm bánh ngọt tại Nhật Bản phát hiện có thể dùng để làm bánh và nhanh chóng được phổ biến rộng rãi trong các loại bánh khác trên thế giới, tiêu biểu như chiếc bánh quy đen này.
Mì mực đen - Ý
Các nhà sản xuất mì ống tại vùng ven biển nước Ý đã sáng tạo ra loại mì đặc biệt, không chỉ có màu đen kì lạ mà còn thực sự chứa chất mực đen của loài mực ống thông thường.
Tinh chất mực của con mực chứa đầy đủ các acid amin gọi là glutamat tạo vị ngọt tự nhiên. Các nhà sản xuất có thể dùng phần mực này để nhuộm màu cho sợi mì khô hoặc chế biến thành nước sốt.
Màu đen cũng không quá phổ biến trong ẩm thực nhưng có không ít món ăn mang màu sắc tăm tối, “đen xì xì” lại có hương vị hấp dẫn, được nhiều người ưa chuộng.
Bánh gai - Việt Nam
Bánh gai có vị ngọt đậm, là món bán đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Bánh có dạng hình vuông, màu đen, gói trong lá gai xám. Nhân có dừa, đỗ xanh, bí đao, đôi chỗ còn cho thêm lạc, vừng, sen, mỡ lợn thái nhỏ. Vỏ bánh có màu đen độc đáo là màu của lá cây gai được phơi khô, luộc kỹ , giã nhỏ trộn cùng bột gạo nếp. Cũng chính vì vậy, bánh có tên gọi là bánh gai.
Bánh gai ngọt bùi, thơm ngậy, dẻo dai, thường dùng làm đồ tráng miệng sau bữa chính. Tại Việt Nam, có một số nơi làm bánh gai ngon nổi tiếng như bánh gai Tứ Trụ (Thanh Hóa), bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), Bánh gai Làng Giá (Hoài Đức, Hà Nội)...
Chè vừng đen - chí mà phù - Trung Quốc, Việt Nam
Chè vừng đen hay chí mà phù là một trong những món chè đặc trưng của người Hoa. Nguyên liệu chính làm nên món này tất nhiên là vừng (mè) đen. Chỉ đơn giản là vừng đen lựa hạt chắc đều đem xay nhuyễn đem nấu chung với đường. Ngoài ra có thêm vị lá chanh để tạo mùi thơm. Nếu thấy dùng vừng đen không quá tốn kém hoặc không đủ dẻo, cũng có thể pha thêm chút bột cho bát chè thêm sánh, thêm đặc. Chí mà phù nhìn đen xì chẳng mấy hấp dẫn, nhưng ăn vào thấy đủ vị ngọt, béo, bùi lại bổ dưỡng vô cùng. Món ăn rất tốt cho tiêu hoá, mượt tóc. [1] Ngoài ra mè đen còn có nhiều công dụng khác rất tốt cho người già và phụ nữ mang thai.
Bánh burger đen - Nhật Bản
Người dân Nhật Bản gần đây đã được trải nghiệm những chiếc bánh burger từ thương hiệu Burger King có màu đen hết sức độc đáo, được làm từ than tre và nước mực của con mực.
Hãng Burger King giới thiệu tới 2 loại burger màu đen tên gọi lần lượt là Kuro Diamond (Kim Cương Đen) và Kuro Pearl (Ngọc trai đen). Cả phần vỏ bánh, phô mai và nước sốt đều có màu đen tuyền. Trong đó bánh mì và phô mai lấy màu từ than tre còn phần nước sốt tỏi được chế biến từ mực của con mực tươi. Đây đều là các gia vị khá phổ biến tại Nhật Bản. Sự khác biệt của hai loại bánh nằm ở chỗ Kuro Diamond ăn kèm hành tây, cà chua, rau diếp, sốt maiyonnaise trong khi Kuro Pearl không có rau ăn kèm.
Bánh mì kẹp xúc xích đen - Nhật Bản
Chiếc xúc xích "đen ngòm" kẹp trong bánh mì cũng có màu tương tự là món đồ ăn nhanh khá phổ biến tại quận Akihabara, Tokyo. Khác với những món hot-dog thường thấy, món ăn lạ của người Nhật được nhuộm một màu đen tuyền. Nó dài hơn 30 cm và trông giống như được nướng chín quá mức cần thiết.
Cũng giống bánh Burger đen, màu đen của xúc xích được lấy từ bột than tre. Mặc dù có hình dáng khá xấu xí nhưng loại xúc xích này không có nhiều khác biệt về hương vị so với xúc xích thông thường.
Tỏi đen - Hàn Quốc
Loại tỏi có màu đen kì lạ là một sáng tạo của văn hóa ẩm thực Hàn Quốc. Thực chất, đây là loại tỏi thông thường được ủ và lên mên trong khoảng 45 ngày. Màu đen xuất hiện một cách tự nhiên như việc đường được rút ra khỏi các tép tỏi trong quá trình lên men. Ngoài ra, tỏi đen không còn mùi nồng của tỏi tươi mà vẫn giữ lại được những lợi ích sức khỏe nên dễ dàng thưởng thức, cũng như là một thành phần thực phẩm phù hợp với nhiều công thức chế biến khác nhau. Ngày càng có nhiều đầu bếp sử dụng thỏi đen bởi hương vị độc đáo, thơm ngon có một không hai.
Bánh than
Nếu nhắm mắt và ăn những chiếc bánh này, bạn sẽ có cảm giác đang ăn bánh quy bơ thông thường bởi hương vị hoàn toàn tương đồng mà không thể đoán ra màu sắc cũng như nguyên liệu làm nên chúng. Đây là loại bánh có màu sắc đen hoàn toàn do sử dụng bột than làm nguyên liệu. Bột than được các nghệ nhân làm bánh ngọt tại Nhật Bản phát hiện có thể dùng để làm bánh và nhanh chóng được phổ biến rộng rãi trong các loại bánh khác trên thế giới, tiêu biểu như chiếc bánh quy đen này.
Mì mực đen - Ý
Các nhà sản xuất mì ống tại vùng ven biển nước Ý đã sáng tạo ra loại mì đặc biệt, không chỉ có màu đen kì lạ mà còn thực sự chứa chất mực đen của loài mực ống thông thường.
Tinh chất mực của con mực chứa đầy đủ các acid amin gọi là glutamat tạo vị ngọt tự nhiên. Các nhà sản xuất có thể dùng phần mực này để nhuộm màu cho sợi mì khô hoặc chế biến thành nước sốt.
T.H (Depplus.vn/MASK)
Be First to Post Comment !
Post a Comment